Đối với những ngôi nhà phố hạn chế về diện tích thì việc tận dụng không gian dưới gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh là giải pháp tối ưu. Tham khảo mẫu thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống đẹp nhất gomdaviet.com giới thiệu dưới đây để lên ý tưởng tốt nhất cho phòng vệ sinh của gia đình mình.
- Nên ốp nhà vệ sinh bằng gạch gì để vừa đẹp vừa bền?
- Kích Thước Nhà Vệ Sinh Dưới Gầm Cầu Thang Điều Tối Kỵ Trong Xây Dựng
- Tham khảo cách thi công và lắp đặt Lavabo cho căn nhà
Lợi ích khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhà ống
Tiết kiệm diện tích tối đa
Đối với những căn nhà ống có diện tích không quá rộng rãi thì việc tính toán làm sao để có thể thiết kế nhà vệ sinh một cách tiết kiệm nhất cần phải cân nhắc kỹ càng. Và, việc tận dụng vị trí dưới gầm cầu thang để đặt nhà vệ sinh được xem là giải pháp tối ưu nhất.
Tiện lợi trong sinh hoạt
Hầu hết, những ngôi nhà cao tầng thường bố trí không gian tầng 1 là phòng khách và phòng bếp. Với diện tích khá nhỏ, nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống có thể lắp đặt được một chiếc chậu rửa và một chiếc bồn cầu. Có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của các thành viên, thay vì phải di chuyển lên tầng trên. Điều này mang đến sự tiện lợi cho các thành viên và các vị khách tới thăm nhà, có thể phục vụ nhu cầu cần thiết mà không làm ảnh hưởng tới không gian riêng tư ở tầng trên.
Tạo điểm nhấn cho căn nhà
Thay vì để một khoảng trống không gian dưới gầm cầu thang, việc thiết kế nhà vệ sinh với cách trang trí và màu sắc ấn tượng sẽ giúp không gian ngôi nhà bạn trở nên đẹp hơn.
Nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống
Về mặt giá trị phong thủy, cầu thang chính là xương sống của ngôi nhà liên kết giữa các tầng với nhau và là nơi thu hút các dòng sinh khi tốt. Nếu bạn làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì sẽ khiến cho tác dụng thu hút sinh khí của cầu thang bị suy giảm và ảnh hưởng không tốt, khiến cho sức khỏe của mọi người trong gia đình gặp nhiều vấn đề.
Bởi theo quan niệm về phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí. Nên nếu đặt dưới cầu thang – nơi lưu thông khí giữa các tầng thì sẽ làm chặn luồng khí, gây ra sự ù ì và thụ động.
Cách hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhà ống
Ông cha ta vẫn thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chúng ta không thể phủ nhận được những sự tiện lợi khi thiết kế lắp đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Song không có nghĩa là việc đặt ở vị trí này là thật sự tốt đẹp. Chính vì vậy mà khi thiết kế công trình, gia chủ cần phải cân nhắc kỹ càng để có lựa chọn tốt nhất về thẩm mỹ cũng như tư duy phong thủy.
Theo các chuyên gia thì cách hóa giải tốt nhất là phá bỏ hoặc không thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống. Tuy nhiên, trên thực tế thì lựa chọn này không hề dễ dàng bởi sẽ rất bất tiện nếu như tầng 1 không có WC. Hơn nữa việc đặt ở vị trí khác sẽ bất khả thi vì diện tích nhà eo hẹp. Thêm vào đó, chi phí bỏ ra cho việc tháo dỡ sửa chữa nếu nhà đã hoàn thiện cũng không hề rẻ. Chính vì vậy mà nhiều gia đình dã lựa chọn phương án hóa giải phong thủy.
Chuyện gì cũng sẽ có phương hướng giải quyết, tuy ảnh hưởng xấu về phong thủy nhưng đặt vệ sinh dưới gầm cầu thang lại mang lại nhiều tiện ích. Dưới đây là một vài cách hóa giải phong thủy khi xây dựng nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống:
- Khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, gia chủ nên lựa chọn mẫu đá thạch anh để hút âm khí, tăng dương khí cho ngôi nhà. Việc đặt đá thạch anh trong nhà vệ sinh là cách hóa giải phong thủy tốt nhất. Bởi đây là loại đá sinh ra dương khí rất nhiều sẽ giúp cân bằng âm – dương, cải thiện sức khỏe và tài lộc cho các thành viên trong nhà.
- Thiết kế cửa thông gió và đường ống không khí để giải phóng uế khí, đảm bảo sự thông thoáng, sạch sẽ cho không gian nhà.
- Không đặt nhà vệ sinh ở vị trí đối diện với cửa ra vào hoặc khu bếp
- Dùng la bàn định hướng vị trí đặt nhà vệ sinh, sau đó dùng quy luật tương sinh tương khắc để hóa giải âm khí.
- Bạn có thể đặt cây xanh ở khu vực nhà vệ sinh vừa gia tăng tính thẩm mỹ vừa tạo không gian thoáng mát.
Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, không gây trướng mắt và phản cảm khi thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống nên chú ý một số vấn đề sau:
- Không quay cửa nhà vệ sinh về phía giường ngủ hoặc bếp nhà bạn
- Nên trang trí theo phong cách hài hòa và đơn giản nhất có thể
- Cần lắp đặt hệ thống thông gió, húi mùi hoặc túi thơm để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ
- Lựa chọn các thiết bị cho nhà vệ sinh hợp lý, kích thước vừa vặn
- Cần đảm bảo ánh sáng, mang lại sự dễ chịu cho người dùng
- Tối giản các đồ nội thất để mang tới sự rộng rãi cho không gian này
- Nếu các thành viên trong gia đình thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh gầm cầu thang thì có thể thiết kế đặt bồn rửa ở bên ngoài hoặc tối giản đồ nội thất bên trong.
- Nên chọn gạch lát nền và gạch ốp tường trung màu với tường bên ngoài dể tạo sự thông thoáng và nhất quán với tổng thể ngôi nhà.
Hướng dẫn cách xây dựng nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống
Để làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, đầu tiên các bạn phải xác định được kích thước của gầm cầu thang là bao nhiêu. Từ đó sẽ lên bản vẽ thiết kế, lựa chọn mẫu phù hợp và dự trù chi phí.
Kích thước nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống
Kích thước là yếu tố quan trọng hàng đầu khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Bởi nó tác động trực tiếp tới cách phân bổ không gian sao cho đáp ứng được tối đa công năng sử dụng và không ảnh tưởng đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà.
Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp nhất
Nhà vệ sinh thiết kế dưới chân cầu thang có diện tích từ 4 – 6m2 sẽ đẹp và vừa vặn nhất. Với diện tích mặt bằng như thế này thì bạn có thể thoải mái định hình phong cách thiết kế, việc phân bổ không gian và bài trí nội thất cũng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ rất khó để khu vực dưới cầu thang có thể đáp ứng được diện tích này.
Kích thước nhà vệ sinh gầm cầu thang tối thiểu
Đối với nhà ở dân dụng thông thường, thì trung bình cần 2.5 – 3m2 là kích thước tối thiểu có thể làm nhà vệ sinh dưới cầu thang. Với khoảng diện tích này, các bạn có thể bố trí được các đồ nội thất cơ bản là bồn cầu, chậu rửa, vòi hoa sen. Nếu diện tích nhỏ hơn thì sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Với những căn nhà có diện tích quá nhỏ không thể đáp ứng được tiêu chuẩn về kích thước tối thiểu thì có thể khắc phục bằng cách chỉ lắp bồn cầu và không lắp thêm các thiết bị vệ sinh khác.
Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang tiêu chuẩn
- Kích thước cửa: 68x1900mm, 82x2100mm, 102x2300mm
- Chiều cao trần tối thiểu: 2.2m
- Chiều cao từ mặt sàn tới chậu rửa: 80 – 85cm
- Chiều cao vòi sen: 170 – 175cm
- Chiều cao mắc áo: 165 – 170cm
- Gạch ốp tường: 20x20cm hoặc 20x30cm
- Gạch lát nền: 20x20cm
Bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống chi tiết
Bên cạnh việc xác định được kích thước thì việc lên bản vẽ chi tiết cũng là một công đoạn rất quan trọng khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống càng chi tiết thì giai đoạn thi công sẽ càng chính xác và nhanh chóng.
Tính toán nguyên vật liệu và các thiết bị vệ sinh
Dù chọn cách làm nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang hay bất cứ vị trí nào thì việc tính toán chi phí nguyên vật liệu xây dựng và chi phí mua sắm các thiết bị lắm đặt cho WC rất quan trọng. Việc tính toán sẽ giúp gia chủ có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính. Việc tính toán càng sát sao, cụ thể chi tiết thì sẽ càng tránh được những khoản phát sinh không đáng giúp bạn luôn chủ động trong mọi việc.
Dưới đây là một số loại chi phí bạn có thể tham khảo:
Chi phí gạch ốp lát nhà vệ sinh: dao động 110.000 – 500.000/ m2
Chi phí thuê thợ: 250.000 – 300.000/ người/ ngày
Chi phí mua bồn cầu: khoảng 1 triệu trở lên tùy vào thương hiệu, chất liệu và công năng
Chi phí cho chậu rửa: khoảng 300.000 trở lên tùy vào thương hiệu, chất liệu và công năng
Lưu ý: nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì khi có dự định xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nên nhờ tới sự tư vấn của các đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn, công năng và tính thẩm mỹ.
35+ Mẫu thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang nhà ống đẹp, nhỏ gọn và tiện dụng
Trên đây là những mẫu nhà vệ sinh gầm thang nhà ống đẹp, thiết kế chuẩn phong thủy nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẽ ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp cho căn nhà của mình.