[Cách xử lý sơn tường bong tróc] Tình trạng bị bong tróc sơn tường không phải là hiếm gặp, kể cả với những ngôi nhà mới xây. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bong tróc sơn tường và cách xử lý qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Do công nghệ thi công lạc hậu
Những căn nhà xây từ những năm 90 đổ về trước, sau thời gian dài và kỹ thuật lạc hậu đã xuống cấp. Tình trạng sơn tường bong tróc xảy ra là không tránh khỏi.
Hướng giải quyết là loại bỏ lớp vỏ tường và thi công lại từ bên trong sau đó mới tiến hành sơn lại.
2. Do chịu các tác động ngoại lực
Lời khuyên để xử lý vấn đề này là bạn vá lại vị trí bị bong. Lưu ý tránh để trẻ em bóc lớp sơn tường, vừa không tốt cho trẻ vừa tốn công sửa chữa.
3. Do vệ sinh bề mặt không đạt yêu cầu
Nguyên nhân này là do thợ kỹ thuật chưa tốt, chưa làm sạch kỹ bề mặt tường. Khi tường chưa được làm sạch kỹ thì sẽ giảm độ bám dính, liên kết của lớp sơn. Ngoài ra bột trét kém cũng tác động không hề nhỏ. Bột trét quá mềm sẽ làm toàn bộ hạt phấn rã ra, cuối cùng là toàn bộ mảng sơn sẽ bong tróc.
4. Do tiếp xúc với thời tiết nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời tác động thường xuyên sẽ khiến lớp sơn phồng rộp, bong tróc.
Cách khắc phục là lắp đặt mái che để giữ gìn tuổi thọ của sơn nội thất.
5. Do độ ẩm
Độ ẩm cao chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mặt tường phồng rộp, nổi cục, nấm mốc… Bên cạnh nguyên nhân thường được nghĩ đến là do độ ẩm trong qá trình sử dụng thì còn lý do nữa là vì thợ thi công chưa chuẩn xác.
Trong khi xây nhà, thợ đã sơn khi độ ẩm chưa đạt tiêu chuẩn. Theo các chuyên gia thì khi dùng máy đo độ ẩm Protimeter đo dưới 16% thì là điều kiện tốt để thi công.
6. Cách xử lý bong tróc sơn tường
Có 2 cách chúng tôi muốn giới thiệu để các bạn tham khảo về cách khắc phục tường nhà bị bong tróc:
2.1. Cách xử lý sơn tường bị bong tróc như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng: Gồm có:
– Giấy nhám mịn
– Sơn lót, sơn
– Cọ sơn hoặc con sơn lăn
– Xi măng, cát, bay
Bước 2: Cạo bỏ lớp sơn cũ và bột còn sót lại, lưu ý phải cạo cho sạch.
Bước 3: Đối với cách xử lý tường bị bong tróc, sau khi cạo sạch bạn dùng giấy nhám đánh những mảng tường sơn bong tróc, loại bỏ những lớp sơn cũ. Đây là một quá trình tốn khá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng cần thiết bởi nếu lớp sơn cũ không được cọ hết sẽ làm hỏng lớp sơn mới.
Bước 4: Quét sạch bụi
Để chuẩn bị sơn thì sau khi thực hiện những bước trên bạn còn phải làm 1 việc nữa. Đó là quét sạch bụi do quá trình chà nhám cũng như là bẩn bám trên tường. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải là bám vào tường. Tuổi thọ sơn chắc chắn là sẽ không thể cao được.
Bước 5: Tiến hành sơn lớp lót bằng cọ sơn hoặc con lăn sơn lên tường để tăng độ kết dính và để ít nhất 24h cho sơn khô.
Bước 6: Cách xử lý tường bị bong tróc hiệu quả hơn khi bạn trét bột tường cho phẳng.
Bước 7: Tiếp tục sơn lớp sơn đầu tiên bằng một con lăn hoặc cọ sơn sạch. Để lớp sơn đầu tiên trong vòng 24h để sơn khô trước khi tiến hành lớp sơn tiếp theo.
Bước 8: Sơn lớp thứ 2 và đợi đến khi khô. Sau khi sơn khô bạn có thể dùng các biện pháp để khử mùi sơn để tránh khó chịu.
2.2. Cải tạo làm mới tường bằng gạch thẻ ốp tường, hoặc đá ghép ốp tường.
Cải tạo tường bị bong tróc sơn bằng gạch cổ ốp tường trang trí vừa chống thấm, ẩm mốc, lại mang đến vẻ đẹp sang trọng
Đá ghép ốp tường trang trí