Gạch thông gió chắn mưa là loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong nhiều công trình xây dựng. Không chỉ bảo vệ ngôi nhà, nó còn có nhiều tác dụng hữu ích khác. Để tìm hiểu chi tiết, Gốm Đá Việt xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của gạch thông gió chắn mưa qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Gạch thông gió chắn mưa là gì?
Gạch thông gió chắn mưa hay còn gọi là gạch thông gió che mưa. Như tên gọi, đây là mẫu gạch có thiết kế cực kỳ đặc biệt cho phép nó lấy ánh sáng và thông gió, che mưa. Nhờ vậy, ngôi nhà được bảo vệ, tránh bị mưa hắt. Vào ngày thường, không khí trong nhà thoáng đãng, dễ chịu, mát mẻ và sáng sủa hơn.

Phân loại gạch thông gió chắn mưa
Hiện nay, yêu cầu các gia đình đối với từng loại kiến trúc nhà ở càng ngày càng khắt khe. Điều này thúc đẩy ngành xây dựng cần phải thay đổi và cải thiện ngay. Bởi vì lẽ đó, trên thị trường bắt đầu xuất hiện rất nhiều loại gạch thông gió chống mưa tạt mang các hình dáng và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tổng quan có thể chia làm 2 loại như sau:
Gạch thông gió chống hắt mưa bằng xi măng
Đây là loại gạch thông gió chắn mưa phổ biến nhất hiện nay. Nguyên liệu chính bao gồm xi măng, cát, nước và một số phụ liệu khác. Loại gạch này có chất lượng rất tốt. Đặc biệt là khả năng chịu lực ở cường độ cao. Do đó, thường được sản xuất theo dây chuyển có quy mô lớn. Sai số ở thành phẩm gạch tạo ra rất nhỏ.

Điểm đặc biệt tiếp theo là gạch thông gió chắn mưa bằng xi măng có nhiều màu sắc đa dạng phù hợp cho các kiến trúc nhà ở tại Việt Nam. Người ta thường thêm các loại chất phụ gia tạo màu vào pha chế. Ngoài màu sắc đa dạng, gạch thông gió làm bằng xi măng còn có khả năng chống thấm và chống ẩm cực tốt. Vì vậy, nhiều dự án công trình xây dựng vẫn sử dụng loại gạch này cho các thiết kế của mình.
Gạch thông gió chắn mưa bằng đất nung
Đây là loại gạch truyền thống trước kia nhiều gia đình Việt hay sử dụng. Nguyên liệu sản xuất chính là đất sét nên so với xi măng, gạch thông gió này khả năng hấp thụ nhiệt kém hơn. Do đó, tuổi thọ và độ bền cho các thiết kế thi công không được cao. Đây cũng chính là lý do, những công trình hiện nay đa phần sử dụng gạch thông gió xi măng. Tuy nhiên, nếu xây tường nhà bằng gạch thông gió đất nung thì khá là mát.
Ứng dụng gạch thông gió chắn mưa
Sở hữu những thiết kế đặc biệt, gạch thông gió che mưa thường được sử dụng với mục đích chính sau đây:
- Chắn mưa, thông gió cho ngôi nhà: Những ngày hè oi bức, nóng nực gây cảm giác khó chịu nếu được xua đi bởi làn gió tự nhiên thì thật tuyệt vời. Gạch thông gió sẽ mang đến một không gian thoáng đãng, mát mẻ cho ngôi nhà thân thương. Ngoài ra, với thiết kế tinh tế ở phần bông gió, gạch có thể vừa che mưa hắt lại bảo vệ được các món đồ nội thất trong nhà không bị dính nước.
- Thu ánh sáng tự nhiên: Ngôi nhà kín rất bí bách, tăm tối và thường cảm thấy ẩm mốc, khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt trong gia đình. Do đó, cấu tạo khoét thủng ở những viên gạch thông gió chắn mưa có thể đem các tia sáng tự nhiên chiếu vào phòng. Căn nhà sẽ trở nên bừng sáng, thoáng đãng và thoải mái hơn. Những ánh sáng mặt trời còn có tác dụng diệt khuẩn gây ẩm mốc, bảo vệ các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe.
- Trang trí, tạo điểm nhấn cho công trình: Với các kiểu dáng, mẫu mã khác nhau về kích thước cho phép người sử dụng có thể lựa chọn ra loại gạch thông gió chống hắt mưa phù hợp. Trải qua quá trình sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại, những hoa văn, họa tiết được thể hiện cực kỳ tinh tế. Các mẫu gạch thông gió có nét độc đáo phù hợp cho công trình kiến trúc mang phong cách cổ điển và hiện đại. Điều này tạo nên sự hấp dẫn, thu hút đặc biệt cho ngôi nhà.

Ưu, nhược điểm của gạch thông gió chắn mưa
Sử dụng nguyên lý phản xạ ánh sáng kết hợp với thiết kế phẳng hiện đại, gạch thông gió chắn mưa có những ưu điểm nổi bật sau:
- Các đường nét sắc cạnh, gọn gàng thể hiện qua viên gạch giúp cho quá trình thi công diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.
- Chịu lực ở cường độ cao tốt nhất so với các loại gạch khác
- Khả năng kết dính tốt đảm bảo độ bền, tuổi thọ cho công trình cần thi công
- Kích thước đồng nhất giúp định lượng và thiết lập ngân sách thi công thực tế
- Đa dạng sự lựa chọn về màu sắc theo sở thích và thiết kế phong cách
- Khả năng chống thấm, bám rêu tốt
- Tác dụng thông gió, lấy ánh sáng tự nhiên và che mưa tạt trước sự biến đổi thời tiết thất thường
- Mức giá tương đối phù hợp với điều kiện gia đình người Việt
Ngoài những ưu điểm trên, gạch thông gió chắn mưa vẫn tồn tại nhược điểm. Đó là ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoàn thiện thi công. Nếu lựa chọn loại không thích hợp, thiết kế xây dựng có thể bị tác động hoặc phá vỡ cấu trúc như dự kiến ban đầu.
Lưu ý khi chọn gạch thông gió chắn mưa
Dựa vào ý tưởng thiết kế, người ta sẽ lựa chọn gạch thông gió che mưa có kích thước và mẫu mã phù hợp. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu, cần ghi nhớ những nguyên tắc sau khi lựa chọn:
- Không gian: Lựa chọn các không gian ở vị trí mặt tiền, có nguy cơ gặp mưa gió cao và tiếp xúc với khoảng trống lớn.
- Thiết kế mang phong cách hiện đại nên ưu tiên sử dụng loại gạch có nhiều đường thẳng và góc cạnh.
- Cần gia cố thêm cốt thép nếu khoảng tường thi công gạch thông gió chắn mưa có diện tích lớn.
Hướng dẫn thi công gạch thông gió chắn mưa
Quá trình thi công gạch thông gió chắn mưa trải qua theo các bước tuần tự sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công. Trước khi triển khai bạn cần phải làm sạch và tạo phẳng bề mặt thi công bằng vữa hoặc xi măng. Sau đó, giữ ẩm cho gạch bằng cách tưới nước vào để đảm bảo khả năng kết dính.
- Bước 2: Chuẩn bị vật liệu thi công. Tùy từng màu gạch thông gió, bạn sẽ sử dụng vật liệu khác nhau như vữa hay keo dán. Nếu dùng vữa, bạn cần chú ý tuân thủ tỷ lệ và kiểm tra cát với nước trước khi thi công.
- Bước 3: Chuẩn bị xây tường. Đầu tiên, bạn phải xác định kích thước khoảng tường cần thi công bao gồm cả chiều cao lẫn bề rộng. Sau đó, dùng thước chuyên dụng chia khoảng cách gạch cho đều nhau tầm 5 đến 10mm. Trường hợp bị thừa, bạn có thể dồn ra 2 bên tường rồi trát vữa vào.
- Bước 4: Tiến hành thi công. Bạn cần xác định mặt trang trí cần thi công trước. Sau đó mới trải vữa xây lên bề mặt móng với độ dày khoảng 1cm. Thực hiện điều chỉnh tay linh động sao cho tạo độ dính chặt. Các nguyên liệu không bị lãng phí và được tận dụng triệt để.
- Bước 5: Hoàn thiện. Duy trì tưới nước 6 lần liên tục chia ra trong vòng 3 ngày để giữ ẩm. Khi gạch thông gió che mưa khô, bạn có thể trang trí thêm cho ngôi nhà bằng cách dùng súng phun sương sơn tường.
Tham khảo các mẫu gạch thông gió chống mưa tạt trên thị trường
Gạch thông gió chắn mưa trên thị trường không quá đa dạng mẫu mã, màu sắc. Việc lựa chọn cũng đơn giản hơn so với các loại gạch trang trí khác.
Ngay dưới đây, Gốm Đá Việt chia sẻ một số mẫu gạch thông gió chống hắt mưa. Bạn đọc có thể tham khảo và cân nhắc để lựa chọn được mẫu gạch phù hợp.




Mua gạch thông gió chắn mưa ở đâu uy tín giá phải chăng ?
Gốm Đá Việt là đơn vị chuyên phân phối VLXD cho các đại lý, cửa hàng vật liệu xây dựng trên toàn quốc, cung cấp hàng cho các công trình lớn nhỏ với hơn 10 năm kinh doanh chúng tôi cam kết mang lại cho các bạn đa dạng mẫu mã và giá thành tốt nhất thị trường.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Gốm Đá Việt
Showroom 1: Số 81 An Trạch, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.
Showroom 2: Số 29C Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Kho: Số 94 ngõ 31 phố hoàng cầu Đống đa Hà nội
ĐT: 024 37379120
Hotline: 0912 103 043
website: https://gomdaviet.com/
Trên đây, Gốm Đá Việt đã chia sẻ những thông tin về gạch thông gió chắn mưa. Thông qua những phân tích tính ứng dụng, ưu nhược điểm và cách thi công. Hy vọng sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn chọn loại gạch thông gió phù hợp thi công nhà cửa hay dự án, công trình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.